Thứ Năm, 19 tháng 12, 2019

Lễ vật cúng giao thừa và ngoài trời cho cả năm may mắn, an lành

Theo tục lệ, việc cúng giao thừa trước khi bước sang một năm mới là để đón các Thiên binh (12 vị Quan Hành khiển) để phù hộ cho mọi người một năm đó an lành, hạnh phúc, cầu được ước thấy. Cứ hết một năm, vị Quan Hành Khiển cũ sẽ giao công việc cho vị Hành Khiển mới để cai quản năm mới đó. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà. Các vị Thiên binh chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà, nhưng cũng không bởi vì như vậy mà có thể qua loa, cúng cho có được.



Tuỳ vào điều kiện mỗi gia đình mà người ta sắm lễ vật, chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa. Theo phong tục truyền thống thì lễ cúng giao thừa thường gồm hai lễ cúng trong nhà và cúng ngoài trời,

1. Cúng giao thừa trong nhà

+ Phần lễ giao thừa trong nhà được thực hiện cúng từ trước lễ ngoài sân. Lễ vật bao gồm:

- Xôi, 2 bát Chè ngọt hoặc 5 bát chè ngũ sắc

- Gà trống luộc (nguyên con)

- Năm chén: 01 Rượu, 01 Nước, 01 Trà (khô), 01 Gạo, 01 Muối

Gia chủ cần thành tâm sửa biện lễ vật, thắp hương và đọc bài văn khấn, lưu ý ăn mặc trang nghiêm, chỉnh tề.

Ngoài ra, cần thắp hương vào đúng thời điểm giao thời sang năm mới, (hết giờ Hợi ngày 30 sang giờ Tý (23h-1h).

Sau khi gần hết tàn hương, nên thắp một nén hương vòng để liên tục bàn thờ có lửa.

Đồ cúng có thể hạ lễ, cất tủ lạnh, dùng trong buổi sáng ngày mùng 1, gọi là cơm Tân niên. Tiền, vàng trong mâm lễ, không hóa ngay mà đợi lễ Hóa vàng vào cuối Tết hóa một thể.

2. Cúng giao thừa ngoài trời

+ Lễ vật bao gồm:

- Dùng một bát hương mới (thay bằng cốc gạo cũng được), đồ mã gồm: mũ ngựa, bộ quần áo Thái Tuế, Vàng Kim Nguyên Bảo (vàng thỏi), tiền vàng.

- Lễ Tam sinh (3 loại thịt), gạo muối, ngũ quả theo mùa, Bánh bao chay (5 chiếc), gà, xôi, chè ngọt (2 bát).

- Hoa (5 màu), trà, thuốc, trầu, cau, 1 ly rượu, 1 ly trà khô, 1 ly nước, 1 ly gạo, 1 ly muối.

- Bài vị Thái Tuế

Đồ lễ cúng giao thừa ngoài trời đơn giản hơn với đồ lễ cúng trong nhà, nhưng vẫn nên có gà trống. Vì gà trống có ngũ đức - đủ đức tính mẫu mực của một con người mà người đàn ông đặc biệt cần. Cúng gà trống là cầu mong con cháu sau này được hưởng những cái đức tính đó. Ngũ đức gồm: văn, võ, dũng, nhân, tín. Trong đó:

- Văn: mào con gà trống và hai cái mào ở dưới nhìn như mũ cánh chuồn của tiến sĩ biểu tượng cho văn.

- Võ: cựa gà là vũ khí biểu tượng cho võ.

- Dũng: con gà trống trong đàn luôn sẵn sàng đánh nhau để bảo vệ đàn của mình và sẵn sàng chí tử đến chết biểu tượng cho dũng khí.

- Nhân: con gà trống đầu đàn khi được cho ăn thì luôn gọi bầy của mình đến rồi mới thủng thẳng ăn cùng mà không bao giờ ăn một mình biểu tượng cho nhân.

- Tín: con gà trống luôn gáy đúng giờ bất kể bốn mùa biểu tượng cho tín. Đó là ý nghĩa của việc tại sao ngày xưa các cụ chọn gà trống để cúng chứ không bao giờ chọn gà mái.

Thời điểm sau khi thắp hương ngoài trời xong, nếu cúng lễ trên ban công thì nên đóng cửa ban công, bởi theo tín niệm dân gian, có thể các vong linh cơ khổ cũng ghé theo xin hưởng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét