Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2019

5 sai lầm nghiêm trọng khi đặt bát hương trên bàn thờ, đắc tội với gia tiên mà không biết

Trong Những Tháng Cuối Năm Này, Cần Thay Đổi Ngay 5 Sai Lầm Nghiêm Trọng Khi Đặt Bát Hương Trên Bàn Thờ, Đắc Tội Với Gia Tiên Mà Không Biết

Theo quan niệm văn hóa truyền thống của người Việt ta, việc đặt bát hương cần phải suy xét cực kỳ cẩn thận bởi nó được coi là linh hồn, “xương sống” của cả bàn thờ. Thế nhưng, không phải ai cũng biết những kiêng kỵ khi đặt bát hương, vậy nên dù họ có thờ cúng chăm chỉ, lễ lạt quanh năm mà vẫn nghèo túng.
Sau đây là 5 sai lầm mà hầu hết người Việt Nam đều mắc phải khi đặt bát hương cần bỏ ngay lập tức, đặc biệt là vào những tháng cuối năm 2019 này để bắt đầu một năm mới 2020 may mắn, tốt lành hơn.

1. Để bát hương chông chênh, không đặt chính giữa bàn thờ

Trên mỗi bàn thờ bao giờ cũng phải thờ ba bát hương, bát chính giữa là to nhất để thờ các vị Thần linh... Hai bát hai bên là thờ ông bà, Tổ tiên của gia đình và Bà Cô Ông Mãnh.
Với những gia đình có điều kiện thì thường sẽ có ngai thờ, đỉnh đồng... kèm theo trên bàn thờ. Còn các gia đình bình thường thì nên có thêm đèn dầu hoặc nến thắp sáng mỗi khi thắp hương.

2. Dùng bát hương bằng đá trên bàn thờ

Bát hương trên bàn thờ trong gia đình nên dùng bát hương bằng sứ hoặc có điều kiện hơn thì dùng bát hương bằng đồng. Tránh dùng các bát hương bằng đá, bởi nó chỉ phù hợp với bàn thờ ở đình, đền, miếu, chùa...Nếu dùng bát hương bằng đá đặt ở trong nhà sẽ làm tài lộc tiêu tan, bay biến hết vượng khí ra ngoài, dễ gặp tai bay vạ gió.

3. Quy tắc rút chân hương

Vào thời điểm cuối năm, mỗi gia đình thường có một ngày để lau dọn sạch sẽ bàn thờ để chuẩn bị cho việc thờ cúng trong ngày 30 và 3 ngày Tết âm lịch. Kèm theo việc lau dọn sạch sẽ bàn thờ, thì gia chủ nên tỉa, rút chân hương để đem lại vận khí mới cho gia đình vào năm mới.

Khi rút chân hương thì người rút có thể là vợ hoặc chồng hoặc nhờ người khác nhưng phải đảm bảo tay sạch sẽ, tâm thanh tịnh. Khi rút thì rút từ từ, tránh để vương vãi tro trong bát hương ra ngoài.
Để lại chân hương trong bát phải là số lẻ và các chân hương còn lại có thể mang ra sông, hồ bao sái hoặc hóa đi. Nếu kệ hoặc bát hương bị kênh thì phải dùng giấy tiền hoặc vàng mã để kê lên cho cân bằng, tuyệt đối không dùng các thứ khác không rõ nguồn gốc.

4. Dùng cát để bỏ vào trong bát hương

Tuyệt đối không dùng cát để thay cho tro ở trong bát hương. Theo quan niệm phong thủy, việc này sẽ khiến cho gia đình lục đục, gặp xui xẻo, tai bay vạ gió. Bát hương phải được bốc bằng tro sạch, được đốt từ rơm nếp hoặc rơm tẻ sạch, sàng, lọc kỹ càng trộn lẫn Bột Ngũ Vị Hương cùng Cốt Thất Bảo và Gạo Vàng Thần Tài, là bộ bốc bát hương hoàn chỉnh sẽ giúp kích hoạt tài lộc gia đình bạn, tránh điều xui rủi, đem lại may mắn, tài vận thịnh vượng.

5. Sai lầm khi lau dọn bát hương

Nhiều người cho rằng, việc lau dọn bát hương nên được thực hiện từ 23 đến 29 tháng Chạp. Vì đây là lúc Táo Quân vắng nhà, chúng ta dễ dàng lau dọn bàn thờ và bát hương sẽ làm Táo Quân hài lòng khi trở về và phù hộ cho gia đình.

Theo các chuyên gia phong thủy thì quan niệm này là hoàn toàn sai lầm. Bát hương được đặt trên bàn thờ, nơi linh thiêng thờ cúng Tổ tiên, vì thế cần được dọn dẹp sạch sẽ thường xuyên chứ không phải cứ đợi đến ngày lễ mới dọn dẹp. Nếu để bàn thờ và bát hương vấy bẩn sẽ khiến Thánh Thần nổi giận, tài lộc ngày càng kiệt quệ, dễ gặp phải họa đổ máu, tai nạn bất ngờ.

Bốc bát hương sao cho đúng?

Mọi bát hương thờ cúng đều phải linh ứng thì mọi mong cầu của gia chủ mới ứng nghiệm. Người bốc bát hương cũng quyết định lên tính linh của một bát hương. Bởi người bốc bát hương phải có tâm thiện thì bát hương mới linh. Một bát hương linh thì khi thắp hương, người được thờ sẽ về phù hộ cho gia đình người thờ cúng. 

Bốc bát hương mà tâm không thiện thì thường bát hương không linh. Bát hương không linh là bát hương không được người thờ chấp nhận, nên khi thắp hương thì họ sẽ không về. 

Trong bát hương đầy đủ thường có những gì?

Một bát hương được coi là đầy đủ, linh nghiệm phải bao gồm đầy đủ tro nếp sạch trộn với Bột Ngũ Vị Hương, Gạo Vàng Thần Tài và Cốt Thất Bảo.

Cốt Thất Bảo là 7 bảo vật của dân gian, cũng như trong đạo Phật và trong phong thủy được người xưa coi trọng như: vàng, bạc, đá mã não, san hô đỏ, hổ phách, ngọc trai, ngọc phỉ thúy (hoặc xà cừ, trân châu) sẽ đem đến linh khí hội tụ của Thiên Địa Nhân khí cho bát hương của gia đình.

Ngày nay, Cốt Thất Bảo thường làm đồ giả bán kèm theo bát hương, nên không có giá trị. Có khi chỉ là một bao giấy, bên trong có một số mảnh giấy kim tuyến có màu khác nhau, cũng chỉ là đồ giả mang tính tượng trưng, đem đến những điều không may mắn cho gia chủ, gây thoát tài thoát lộc.
Ngoài ra, trong bát hương còn có một tờ dị hiệu được in giấy vàng chữ đỏ, kèm theo bát hương. Tên người được thờ được viết dọc vào ô trống ở giữa, có thể viết chữ Việt, chữ Anh, chữ Hán hoặc ngôn ngữ nào cũng được.

Có không ít gia đình bị bát hương không linh, nghĩa là thắp hương mà không có ai về. Các bát hương không linh thường có những đặc điểm sau đây:

- Trong bát hương không có Dị hiệu: Nhiều bát hương ở các nhà không có Dị hiệu bên trong sẽ không biết thờ ai, thờ người nào để mà về.

- Bát hương ghi dị hiệu không đúng: Đó có thể là những bát hương thờ Thần linh Thổ công lại ghi nhầm thờ người nào đó trong dòng họ. Hoặc Dị hiệu ghi thờ quá nhiều người, trở nên lôm côm. Điều này gặp ở bất cứ bát hương được bốc bởi: thầy, cô đồng linh lực không cao, nhà chùa đều có thể phạm. Nhiều khi chỉ là vô tình khi bốc nhiều bát hương đã bỏ nhầm Dị hiệu nọ sang bát hương kia.

- Bát hương bị yểm âm binh: Thường các bát hương này do các thầy cô đồng có điện thờ bốc, hay cũng có cả một số nhà sư yểm âm binh vào bát hương. Những người này đã yểm âm binh trong điện thờ của mình vào bát hương, có khi còn chôn bùa yểm âm binh dưới nền nhà hoặc dán trên tường. Hậu quả là Thần linh và Gia tiên đều không chấp nhận bát hương này nhưng gia chủ không biết. Các âm binh thường cậy thế điện thờ mà gây cản trở cho người được thờ trở về, kết quả là gia chủ chỉ thờ âm binh mà thôi. Cuối cùng gây ra biết bao tai hại cho gia chủ và bát hương này cần được giải xá và cần bốc lại ngay.

“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Việc thờ phụng cốt ở cái Tâm, có lòng thành hướng tới Phật, Thần linh, Tổ Tiên, làm điều thiện sẽ được phù hộ, tâm can thanh thản. Ngoài ra, chúng ta cũng cần có hiểu biết nhất định về những kiêng kị, các quy tắc để tiến hành thờ cúng sao cho đúng cách, và linh ứng nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét