Thứ Hai, 2 tháng 12, 2019

Sắp xếp bàn thờ Thần Tài Thổ Địa tuyệt đối không được phạm những điều này nếu không muốn rước xui xẻo về nhà

Theo quan niệm của dân gian xưa, việc thờ Thần Tài Thổ Địa được coi là một tục lệ tốt đẹp của người Việt. Bàn thờ Thần Tài mặc dù thấp hơn so với bàn thờ Phật, Gia Tiên, nhưng vẫn được đặt tại nơi sạch sẽ, trang trọng.

Nhưng ngày này, có một số gia đình do không có nhiều diện tích đất để sắp xếp được nơi đặt bàn thờ Thần Tài mà tự ý đặt ở những nơi không sạch sẽ như gần thùng rác, phòng tắm hoặc nơi để quần áo... Như vậy, là tuyệt đối đại kỵ trong cách sắp đặt bàn thờ Thần Tài Thổ Địa, ảnh hưởng đến gia vận, tài vận của gia đình đó.

Sau đây là 5 điều tuyệt đối cấm kỵ, gia chủ cần phải tránh trong việc sắp xếp bàn thờ Thần Tài Thổ Địa. Đặc biệt là trong những tháng cuối năm 2019 này, cần thay đổi ngay cách bài trí bàn thờ Thần Tài Thổ Địa nếu không muốn có một năm mới không may mắn, thoát tài thoát lộc.

1.Không đặt bàn thờ Thần Tài gần nơi ô uế

Bàn thờ Thần tài không được đặt trước cửa phòng tắm hay gần khu vực để thùng rác hoặc quần áo nữ... Điều đó đồng nghĩa với việc làm ô uế, vấy bẩn lên các vị thần, khiến tài vận, gia vận suy giảm, bệnh tật liên miên. Vì vậy, nơi đặt bàn thờ Ông Địa và Thần Tài phải luôn được sạch sẽ, trang trọng.

2. Không để bàn thờ Thần Tài bụi bẩn

Bàn thờ Thần Tài phải luôn giữ sạch sẽ, khô thoáng để bày tỏ tấm lòng thành kính, thiêng liêng. Vì thế nên giữ vệ sinh sạch sẽ, có thể sử dụng Bột Trừ Tà Khai Vận được sản xuất từ những vị thuốc tốt trong dân gian để bao sái, tẩy uế cho bàn thờ, tránh để bụi bẩn bám vào đem đến trường khí xấu cho bàn thờ Thần Tài. Khi lau dọn bàn thờ cần có một chiếc khăn sạch để vệ sinh riêng, tránh dùng khăn, giẻ ô tạp, hoặc lau dọn xong lại sử dụng cho việc khác là tuyệt đối kỵ.

3. Không được quên “tắm rửa” cho tượng Thần Tài và ông Địa

Ngoài lau dọn bàn thờ khô ráo và sạch sẽ, các gia chủ cũng không nên quên hoặc sơ ý không lau rửa cho Thần Tài và ông Địa. Các gia đình có thể “tắm rửa” cho Thần Tài và ông Địa bằng nước hoa bưởi hoặc nước gừng pha rượu, hoặc rượu ngũ vị hương, hoặc dùng Bột Trừ Tà Khai Vận hòa với rượu lau sạch sẽ tượng hai ông.

4. Không được bỏ qua nghi lễ sau khi tiếp nhận Thần Tài

Nghi lễ mà nhiều người hay quên sau khi tiếp nhận Thần Tài cho năm mới đó là đi bộ về phía sau nhà 3, 8, 13, 18, 23, 28, 33 hoặc 38 bước chân tùy thuộc vào điều kiện từng nhà.

5. Không chia bánh trái cho người ngoài sau khi cúng xong

Sau khi cúng Thần tài xong, gia chủ nên cất gạo, muối, còn rượu hay nước thì nên đứng ngoài cửa tưới vào nhà để tăng hàm ý đem lộc vào.

Ngoài ra, bánh trái sau khi thắp hương Thần tài, các gia chủ không nên mang sang hàng xóm chia nhau mà
nên để trên bàn phòng khách cho người trong nhà hoặc khách đến chơi ăn.

Một số lưu ý khi cúng Thần tài

Sắm lễ để cúng vía Thần Tài mọi người thường mua: 1 bình hoa, 1 đĩa ngũ quả, chén rượu, chén nước, chè khô, gạo muối, tiền vàng mã và lễ mặn.

Khi thờ cúng Thần Tài, người làm kinh doanh nên làm lễ ở nơi kinh doanh chứ không nên làm ở đình, chùa. Người không kinh doanh có thể cúng ở nhà hay đình chùa đều được, vì bản thân Thổ Địa thờ tại nhà cũng kiêm chức năng của Thần Tài.

Nhiều người lễ ở nhà riêng thường đặt mâm cúng trước cửa, hay ngoài sân, ban công. Thực tế, cúng ngoài sân hay ngoài cửa dễ có “vãng vong”, dân gian gọi là vong lang thang vào phá; tốt nhất khi ở nhà riêng nên đặt mâm cúng trong nhà.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét